Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở người lớn có thể khác với các triệu chứng ở trẻ em. Nhiều người lớn đã học cách sống chung với các triệu chứng của họ trong nhiều năm. Vậy nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn là gì? Có cách nào để phát hiện bệnh hay không?
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biết nhất. Đa số trường hợp con người được chẩn đoán mắc tự kỷ khi còn khá nhỏ thường là sau 4 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số người lớn bị ASD vẫn chưa được chẩn đoán. Ngay cả những người có các triệu chứng nghiêm trọng hơn cũng khó có thể được chẩn đoán chính xác.
Xem nhanh
Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn
Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ. Đánh giá bệnh tự kỷ ở người lớn khá phức tạp bởi các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng khác nhau xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên về cơ bản có hai yếu tố được xem là đóng vai trò nào đó liên quan đến tự kỷ ở người lớn.
1.1. Di truyền
Một số gen khác nhau dường như có liên quan đến chứng rối loạn phổ tự kỷ ASD. Đối với một số trẻ, rối loạn phổ tự kỷ có thể liên quan đến rối loạn di truyền ví dụ như hội chứng Rett hay hội chứng X dễ gãy.
Đối với những đứa trẻ khác, những thay đổi về gen có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Một số đột biến gen dường như được di truyền, trong khi những đột biến khác xảy ra một cách tự phát.
1.2. Nhân tố môi trường
Các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang tìm hiểu xem các yếu tố chẳng hạn như nhiễm virus, thuốc men hoặc các biến chứng khi mang thai có góp phần gây ra rối loạn phổ tự kỷ hay không.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ ở người lớn
Một trong những nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự tương đồng giữa ASD và một số rối loạn khác, bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Người tự kỷ thường thấy các khía cạnh của giao tiếp và tương tác xã hội là thách thức đối với họ. Họ có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác và hiểu cảm xúc của họ.
Người tự kỷ cũng có thể có các kiểu suy nghĩ và hành vi không linh hoạt, họ thường thực hiện các hành động lặp đi lặp lại. Người lớn có các triệu chứng nhẹ của ASD có thể không được chẩn đoán.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của ASD ở người lớn có thể bao gồm:
- Vụng về
- Khó trò chuyện
- Khó tạo và duy trì tình bạn thân thiết
- Khó chịu khi giao tiếp bằng mắt
- Thách thức với việc điều chỉnh cảm xúc
- Cực kỳ quan tâm đến một chủ đề cụ thể
- Độc thoại thường xuyên
- Quá mẫn cảm với âm thanh hoặc mùi
- Tiếng ồn không tự chủ, chẳng hạn như hắng giọng lặp đi lặp lại
- Gặp vấn đề khi hiểu các thành ngữ hoặc châm biếm
- Thiếu suy nghĩ khi nói
- Chỉ quan tâm đến một vài hoạt động nhất định
- Thích các hoạt động đơn độc
- Khó khăn khi đọc cảm xúc của người khác
- Khó hiểu nét mặt và ngôn ngữ cơ thể
- Phụ thuộc vào thói quen hàng ngày
- Các hành vi lặp đi lặp lại
Người tự kỷ thường sẽ không có tất cả các dấu hiệu và triệu chứng như trên. Một số trường hợp không có các dấu hiệu trong danh sách được liệt kê. Ngoài ra, các triệu chứng có thể khác nhau giữa nam giới và phụ nữ.
Phụ nữ tự kỷ có thể trầm lặng hơn và đối phó với các tình huống xã hội tốt hơn nam giới mắc chứng tự kỷ. Do đó, việc chẩn đoán ASD ở phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

3. Chẩn đoán
Chẩn đoán tự kỷ khi trưởng thành có thể là một thách thức bởi:
- Những người không được chẩn đoán trong những năm còn trẻ có thể có các triệu chứng nhẹ hơn mà bác sĩ có thể khó nhận ra hơn.
- Nếu mọi người đã sống chung với ASD một thời gian, họ có thể che giấu các dấu hiệu và triệu chứng tốt hơn.
- Hiện chưa có phương pháp chẩn đoán ASD ở người lớn
Các bệnh nhân có thể muốn bắt đầu bằng một bài kiểm tra tự đánh giá tự kỷ dành cho người lớn. Mặc dù cách này không được xem là phương pháp chẩn đoán, nhưng chúng là điểm khởi đầu tốt và cung cấp tài liệu để thảo luận với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Ngoài ra, những người nghi ngờ rằng họ hoặc người thân của họ bị có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để tìm ra các nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn. Bác sĩ sẽ cố gắng xác định xem bạn có bị mắc chứng tự kỷ ở người lớn hay không bằng một số cách như sau:
- Hỏi về các triệu chứng, cả hiện tại và trong thời thơ ấu
- Quan sát và tương tác với người đó
- Nói chuyện với những người thân trong sự cho phép của bác sĩ
- Kiểm tra các tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần khác có thể gây ra các triệu chứng

Hi vọng rằng với các thông tin trên bạn đã biết được nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn cũng như các dấu hiệu của nó. Đừng quên tham khảo các bài viết khác để biết thêm thông tin chi tiết về căn bệnh này bạn nhé.